Mẹo thiết lập máy ảnh để chụp chim hoang dã
Mẹo thiết lập máy ảnh để chụp chim hoang dã sẽ rất hữu ích cho bạn, nếu bạn là một người yêu thích thể loại này. Không gì có thể đánh đổi khi bạn chụp được một bức ảnh chim tuyệt đẹp. Dưới đây là những đúc kết từ chuyên gia để cài đặt chiếc máy ảnh của bạn sẵn sàng trong mọi tình huống.
Nội Dung Chính
- 1. Thiết lập chế độ chụp thủ công (M)
- 2. Chọn F-Stop thấp nhất
- 3. Đặt tốc độ màn trập dựa trên đối tượng
- 4. Sử dụng ISO tự động
- 5. Sử dụng bù trừ phơi sáng để hoàn thiện ánh sáng
- 6. Chế độ lấy nét dựa trên đối tượng
- 7. Thiết lập số lượng khung hình/giây phù hợp với nhu cầu
- 8. Thiết lập Focus Area (Vùng lấy nét) theo chủ đề của bạn
- 9. Bật tính năng tự động lấy nét - Bird Face/Eye
1. Thiết lập chế độ chụp thủ công (M)
Ánh sáng là một yếu tố cực kỳ quang trọng trong hầu hết các lĩnh vực nhiếp ảnh, đặc biệt là trong nhiếp ảnh động vật hoang dã. Ánh sáng phụ thuộc vào 3 yếu tố: Khẩu độ, tốc độ màn trập và ISO. Đối với nhiếp ảnh chim hoang dã, chế độ thủ công hoàn toàn là thích hợp nhất. Điều này cho phép bạn kiểm soát hoàn toàn mọi thứ mình cần với đối tượng là chim.
Vặn bánh điều chỉnh về chế độ M để chụp thủ công (Nguồn: alphauniverse)
2. Chọn F-Stop thấp nhất
Mở khẩu độ ống kính ở mức tối đa để đảm bảo chụp được tất cả mọi loài chim ở nhiều môi trường ánh sáng khác nhau. Đồng thời khẩu độ lớn cho phép chúng ta lấy nét nhanh hơn, và độ sâu trường ảnh mịn hơn.
Khẩu độ lớn thu được nhiều ánh sáng, ảnh sắc nét và độ sâu trường ảnh mịn (Nguồn: pxfuel)
3. Đặt tốc độ màn trập dựa trên đối tượng
Khi nói đến tốc độ màn trập trong nhiếp ảnh chim hoang dã, thường sẽ có một quy tắc chung là 1/độ dài tiêu cự ống kính. Ví dụ, bạn sử dụng ống kính Sony FE 600mm F4 GM OSS, thì thông số màn trập của bạn sẽ là 1/600s (có chân máy ảnh). Còn nếu bạn cầm máy ảnh bằng tay để chụp thì thông số sẽ cần là 1/1600s.
Nhưng những quy tắc trên chỉ nên áp dụng cho những người mới. Khi bạn đã nắm tốt được kỹ thuật, bạn nên nghiên cứu tốc độ di chuyển của mỗi loài chim, để có được thông số màn trập tốt nhất.
Tấm ảnh được chụp ở ISO 800, 1/3200, f/8.0 (Nguồn: photographylife)
4. Sử dụng ISO tự động
Sau khi cài đặt khẩu độ và tốc độ màn trập, thì ISO sẽ là thành phần phơi sáng cuối cùng. Đây cũng là chế độ thủ công khó nhằn nhất vì bạn phải chịu trách nhiệm về độ phơi sáng.
Ví dụ, khi các đối tượng di chuyển ở bên ngoài trời thì sẽ phải chịu tác động từ ánh sáng mặt trời sau đó di chuyển vào và ra khỏi các đám mây, vào và ra khỏi bóng râm. Việc đối tượng di chuyển nhanh và liên tục vào nhiều môi trường ánh sáng khác nhau, làm cho máy ảnh của bạn bị cháy sáng hoặc tối liên tục. Lúc này bạn không thể dừng lại để chỉnh thông số ISO cho phù hợp được. Điều này thực sự đáng sợ. Tuy nhiên, đó cũng là lúc ISO tự động phát huy tác dụng của mình.
Một đàn chim bay ngang qua mặt trời. Trong lúc này, nếu bạn để ISO cố định của một khung hình khác áp dụng lên khung hình này, thì sẽ xảy ra hiện tượng cháy sáng. Vì thế lựa chọn ISO tự động sẽ đảm bảo được ánh sáng luôn ổn định, mặc cho đàn chim có bay qua trước ánh sáng mặt trời hay ở khung hình nào khác.
Điều chỉnh chế độ ISO về auto (Nguồn: alphauniverse)
Tuy nhiên, Khi để ISO tự động hoàn toàn 100% thì cũng sẽ không tốt. Khi mức ISO ở quá cao sẽ làm cho tấm ảnh Noise và giảm chất lượng ảnh. Vì thế chúng ta sẽ để ISO tự động nhưng trong một phạm vi nhất định, ví dụ từ 100 đến 12800.
Điều chỉnh ISO tối thiểu là 100 (Nguồn: alphauniverse)
Điều chỉnh ISO tối đa là 12.800 để đảm bảo được chất lượng hình tốt nhất (Nguồn: alphauniverse)
5. Sử dụng bù trừ phơi sáng để hoàn thiện ánh sáng
Vì chế độ ISO đã được đặt thủ công trong phạm vi nhất định, giúp chúng ta phơi sáng nhanh và tốt hơn, tuy nhiên không phải lúc nào cũng sẽ hoàn hảo. Và đây là lúc chế độ bù trừ phơi sáng giúp hoàn thiện ánh sáng cho bức ảnh.
Sử dụng bù trừ sáng sao cho hợp lý. Quá tối hoặc quá sáng cũng sẽ không tốt cho bức ảnh (Nguồn: photography-raw)
Nếu cần bạn hãy nhìn vào bánh xe cộng trừ (từ -3 đến +3) trên máy ảnh hoặc icon +/- giữa cuối màn hình. Sau đó điều chỉnh mức ánh sáng cao hay thấp dựa trên lượng ánh sáng bạn cần. Bạn có thể sử dụng điều này, khi những thông số ánh sáng trước đó không cung cấp chính xác những gì bạn muốn.
Nút vặn bù trừ phơi sáng trên máy ảnh (Nguồn: alphauniverse)
Thông số bù trừ phơi sáng trên màn hình, trong hình là thông số +0.7 (Nguồn: alphauniverse)
6. Chế độ lấy nét dựa trên đối tượng
Thông thường một chiếc máy ảnh sẽ có 2 chế độ trong hệ thống lấy nét tự động, chế độ lấy nét và vùng lấy nét. Chế độ lấy nét sẽ là đơn hoặc liên tục.
Lấy nét đơn (Ký hiệu Nikon & Fujifilm: AF-S, Canon: One-shot AF, Sony: Single-shot AF) sẽ lấy nét và khóa nét đối tượng. Giúp bạn có thể di chuyển máy để điều chỉnh bố cục tấm hình nhưng vẫn lấy nét cố định đối tượng. Lấy nét đơn sẽ phù hợp với một con chim đang đậu hoặc đang làm gì đó nhưng không di chuyển.
Điều chỉnh về chế độ lấy nét đơn nếu bạn cần (Nguồn: alphauniverse)
Lấy nét đơn để lấy nét chính xác con chim đang đậu và bạn có thể thoải mái di chuyển thay đổi bố cục khung hình (Nguồn: capturetheatlas)
Lấy nét liên tục (Ký hiệu Nikon & Fujifilm: AF-C, Canon: AI Servo AF, Sony: Continuous AF). Có nghĩa là khi nhấn nửa nút chụp, máy ảnh sẽ liên tục tìm kiếm và lấy đối tượng nằm trong khu vực tiêu điểm mà bạn đưa ra. Vì vậy, chế độ lấy nét liên tục sẽ phù hợp cho những con chim đang bay hoặc đang di chuyển.
Điều chỉnh chế độ lấy nét liên tục nếu bạn cần (Nguồn: alphauniverse)
Vì con chim đang bay không thể đoán trước được vị trí của nó để lấy nét. Vì vậy sử dụng lấy nét liên tục là phù hợp trong tình huống này (Nguồn: capturetheatlas)
7. Thiết lập số lượng khung hình/giây phù hợp với nhu cầu
Mỗi chiếc máy ảnh sẽ chụp được số lượng khung hình/giây khác nhau. Vì thế hãy xem xét kỹ lưỡng các tiêu chí lựa chọn máy ảnh chụp động vật hoang dã trước khi mua máy.
Nếu bạn nghĩ rằng đối tượng của mình có nhiều hành động bạn cần, bạn có thể chọn tốc độ khung hình/giây cao hơn. Ngược lại nếu bạn nghĩ rằng đối tượng sẽ không hành động nhiều thì có thể chọn tốc độ khung hình/giây thấp hơn.
Đây là bức ảnh được ghép từ 5 khung hình khác nhau (5fps). Mỗi khung hình sẽ là một tư thế khác nhau của con chim. (Nguồn: kengoh)
Tóm lại, tốc độ khung hình trên/giây sẽ xuất phát từ nhu cầu của bạn có muốn chụp đối tượng ở nhiều tư thế khác nhau hay không. Và tất nhiên khi bạn chụp nhiều, thì sẽ có nhiều hình mà bạn phải xử lý, đồng nghĩa với việc tiêu tốn nhiều thời gian của bạn hơn.
8. Thiết lập Focus Area (Vùng lấy nét) theo chủ đề của bạn
Như đã đề cập trước đó, Lấy nét tự động có hai chế độ là Chế độ lấy nét và Vùng lấy nét. Vùng lấy nét cho máy ảnh biết vị trí nào nên lấy nét, trong đó có một số tùy chọn chính.
Loại vùng này sẽ sử dụng khi một con chim đang bay ngang qua khu vực có tiền cảnh hoặc hậu cảnh (Nguồn: alphauniverse)
Loại vùng này dùng để cố định tiêu điểm, bạn có thể chọn tiêu điểm từ nhỏ (S), trung bình (M), lớn (L) tùy thuộc vào độ lớn của đối tượng bạn chụp (Nguồn: alphauniverse)
9. Bật tính năng tự động lấy nét - Bird Face/Eye
Khi nói đến lấy nét tự động đối tượng khuôn mặt/mắt, ta sẽ thiết lập đối tượng lấy nét mặt/mắt là chim (Bird). Cách thức hoạt động, máy sẽ xem xét vùng lấy nét mà bạn chọn. Nếu có chủ thể chim trong đó, máy ảnh sẽ phác thảo mắt, khuôn mặt hoặc cơ thể của con chim bằng hộp nhận dạng chủ thể. Từ đó tạo ra những tấm hình sắc nét và đúng khu vực focus ở những góc khó.
Để cài đặt tính năng này ta vào Face/Eye Subject sao đó chọn chủ thể là Bird (Nguồn: alphauniverse)
Hình ảnh khi bật tính năng Bird Face/Eye (Nguồn: mark galer)
Các mẹo thiết lập máy ảnh để chụp chim hoang dã được chia sẻ ở trên đến từ chuyên gia nhiếp ảnh chuyên nghiệp Matt Kloskowski. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, ông đã xây dựng được các bước thiết lập tối ưu cho máy ảnh, để phục vụ chụp chim hoang dã. Bạn hãy thử lấy máy, thiết lập và chụp xem thành quả sẽ như thế nào và chia sẻ với chúng tôi nhé.
Tin mới cập nhật
- Cho dù bạn là một Vlogger dày dặn kinh nghiệm hay chỉ mới bắt đầu, dùng máy ghi âm trong quay vlog có thể nâng cao đáng kể chất lượng video của bạn, giúp bạn trở nên khác biệt.
- Thẻ nhớ máy ảnh đóng vai trò là bộ nhớ cho hệ thống máy ảnh kỹ thuật số của bạn và giúp bạn có thể lưu giữ những kỷ niệm đáng trân trọng, cho dù đó là hình ảnh có độ phân giải cao hay video 4K.
- Lớp học chỉ áp dụng cho khách hàng mua máy ảnh và ống kính Canon được nhập khẩu & phân phối bởi Công ty TNHH Canon Marketing Việt Nam từ ngày 01/01/2024.
- Khám phá các hệ thống micro không dây mới nhất của RØDE: Wireless GO II và Wireless ME siêu nhỏ gọn. Tìm hiểu về các tính năng tiên tiến của chúng, bao gồm ghi âm trên bộ và kiểm soát gain thông minh, hoàn hảo cho nhà sản xuất nội dung.
- Nâng cao chất lượng âm thanh podcast của bạn với lời khuyên từ chuyên gia về lựa chọn micro, môi trường ghi âm, và kỹ thuật xử lý âm thanh nâng cao. Đưa podcast của bạn lên tiêu chuẩn chuyên nghiệp.