Tiêu chí lựa chọn máy ảnh chụp ẩm thực phù hợp nhất
Trong tất cả các phong cách chụp ảnh nói chung và chụp ảnh ẩm thực nói riêng, việc lựa chọn thiết bị ban đầu là yếu tố rất quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về các tiêu chí lựa chọn máy ảnh chụp ẩm thực phù hợp với nhu cầu, giúp bạn đưa ra những lựa chọn mua máy ảnh chuẩn xác hơn.
Nội Dung Chính
1. Đáp ứng phong cách chụp ảnh ẩm thực
Có rất nhiều tiêu chí lựa chọn máy ảnh để bắt đầu với nhiếp ảnh ẩm thực và chúng đều có mối liên hệ với phong cách chụp ảnh bạn hướng đến.
Ví dụ, nếu bạn ưa thích chụp ảnh với ánh sáng yếu và phông nền tối để “tôn dáng” món ăn hơn, bạn sẽ cần chiếc máy ảnh có cảm biến lớn. Bởi vì, nó có khả năng thu sáng tốt và ghi lại nhiều chi tiết hơn trong khung hình. Lúc này, máy ảnh full-frame sẽ là lựa chọn cần ưu tiên.
Bạn đam mê với chụp ảnh đồ ăn chuyển động thì chiếc máy có khả năng lấy nét tốt, điểm lấy nét cao và khả năng chụp liên tục nhanh sẽ là yếu tố kỹ thuật bạn cần hướng đến. Chính vì thế, đầu tiên bạn cần xác định phong cách chụp ảnh ẩm thực của mình.
Ảnh chuyển động với đối tượng được nổi bật trên nền tối (Nguồn ảnh: Northport Creative)
2. Độ phân giải của máy ảnh chụp ẩm thực
Bất kỳ thể loại chụp nào, độ phân giải luôn là tiêu chí hàng đầu để chọn mua máy ảnh. Một chiếc máy ảnh có độ phân giải cao giúp bạn tạo ra hình ảnh có chất lượng tốt, chụp được nhiều chi tiết và hỗ trợ in ấn với chất lượng ảnh ổn định.
Độ phân giải thông thường của máy ảnh compact là khoảng 20.1MP, ví dụ như máy ảnh Canon PowerShot G7 X Mark III. Với các dòng máy có độ phân giải ở mức này, hình ảnh tạo ra có độ chi tiết tương đối ổn, tuy nhiên nó chưa phải là lựa chọn xuất sắc nhất.
Ở các dòng máy cao cấp hơn, cảm biến thường có độ phân giải từ 26.1MP trở lên. Với độ phân giải này, bạn có thể tạo ra những hình ảnh ẩm thực đẹp mắt, chi tiết và có chất lượng cao. Fujifilm X-T30 Mark II là một trong số các sự lựa chọn tốt trong phân khúc này.
Bên trái là hình ảnh có độ phân giải cao hơn, với mật độ điểm ảnh 300ppi (300 điểm ảnh chứa trong màn hình có đường chéo 1 inch) nên cho ra hình ảnh có nhiều chi tiết, mịn màng hơn (Nguồn ảnh: jbprint)
Giữa hai hình ảnh có độ phân giải cao và thấp sẽ có sự khác biệt lớn khi ta phóng đại nó lên. Hình ảnh có độ phân giải cao sẽ có nhiều chi tiết ảnh hơn và ngược lại. Những chi tiết rõ nét càng nhiều càng giúp cho món ăn hấp dẫn, sống động và sắc nét. Vì vậy, hãy chọn máy ảnh có cảm biến với độ phân giải cao để cho ra hình ảnh ẩm thực với độ chi tiết nhất, đảm bảo mọi món ăn đều được thể hiện một cách hoàn hảo.
3. Điểm lấy nét của máy ảnh chụp ẩm thực
Khi bố trí và lựa chọn góc chụp cho món ăn, đôi lúc sẽ có những chi tiết bạn sắp xếp nằm ở phía rìa khung hình. Do đó, các máy ảnh có điểm lấy nét cao, trải đều trên khung hình sẽ giúp bạn lấy nét chính chính xác, không bỏ lỡ bất kỳ chi tiết nào.
Số điểm lấy nét lớn giúp bắt trọn các chi tiết nhỏ nằm phía rìa của khung hình, đảm bảo đối tượng được sắc nét (Nguồn ảnh: Profoto)
Ví dụ đối với Fujifilm X-T30 Mark II, máy ảnh này có điểm lấy nét AF là 425. Điều này cho phép máy ảnh có thể lấy nét nhanh chóng và phạm vi lấy nét trải rộng trên toàn khung hình.
Hệ thống AF của X-T30 II cung cấp tổng cộng 425 điểm AF, trải rộng trên toàn bộ khung hình (Nguồn ảnh: Fujifilm)
Đây là một thông số rất quan trọng khi bạn chụp ảnh cận ảnh, nhiều chi tiết sẽ bị nhòe nếu nó không thuộc điểm lấy nét của máy ảnh.
4. Chức năng ổn định hình ảnh của máy ảnh chụp ẩm thực
Đôi khi, việc không thể sử dụng chân máy ảnh ít nhiều mang đến cho bạn những khó khăn, lúc này chức năng ổn định hình ảnh là một “cứu cánh” tuyệt vời. Chức năng ổn định hình ảnh có công dụng chống rung cho máy ảnh, đặc biệt là khi chụp ảnh trong môi trường ánh sáng yếu hoặc chụp ảnh với độ sâu trường ảnh nông.
Hiện nay, nhiều máy máy ảnh đã được trang bị chức năng ổn định hình ảnh rất tiên tiến. Một ví dụ đó là Sony A7R IV, máy ảnh cho những nhiếp ảnh gia ẩm thực chuyên nghiệp này được trang bị hệ thống ổn định hình ảnh trong thân máy (IBIS), với khả năng ổn định hình ảnh lên đến 5,5 điểm dừng. Điều này thực sự cần thiết cho bạn khi chụp ảnh phơi sáng. Bởi với kiểu chụp này, mọi sự rung lắc nhỏ nhất đều có thể khiến cho hình ảnh của bạn bị nhòe.
Sony A7R IV có chức năng ổn định hình ảnh lên đến 5,5 điểm dừng, đặc biệt hữu ích khi chụp phơi sáng (Nguồn ảnh: Alpha Shooters)
Lưu ý rằng, việc chống rung này áp dụng với rung máy ảnh chứ không phải chủ thể chuyển động. Vì thế hãy tắt chức năng này nếu bạn đang sử dụng chân máy ảnh.
5. Chọn máy ảnh DSLR hay Mirrorless để chụp ẩm thực?
Việc cân nhắc giữa DSLR hay Mirrorless luôn là một lựa chọn khó khăn. Cả hai loại máy này đều có những điểm nổi bật riêng và cho ra chất lượng hình ảnh tuyệt vời.
Máy ảnh Mirrorless có thiết kế hiện đại với sự nhỏ gọn, trọng lượng thân máy nhẹ. Một điểm nổi bật nữa ở dòng máy này là tốc độ màn trập nhanh, không phát ra tiếng ồn. Trong khi đó, DSLR với thiết kế rất khỏe khoắn, chắc chắn và sở hữu kính ngắm quang học cho hình ảnh rất chân thật. Máy DSLR còn có khả năng lấy nét chuyển động nhanh cực kỳ tốt.
Rất khó để kết luận máy ảnh nào tốt hơn, nên chọn máy ảnh nào bởi cả hai đều có những điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt. Bạn có thể cân nhắc tùy theo nhu cầu, ngân sách và sở thích của mình.
Tiểu kết:
Tóm lại, để chọn mua được một máy ảnh phù hợp, đầu tiên bạn cần xác định phong cách nhiếp ảnh ẩm thực mình hướng đến. Sau đó, xem xét lựa chọn máy ảnh theo tiêu chí nào để phù hợp với mục đích của bạn. Với những tiêu chí Kyma nêu trên, hy vọng bạn sẽ chọn được máy ảnh phù hợp để bắt đầu với nhiếp ảnh ẩm thực.
Tin mới cập nhật
- Cho dù bạn là một Vlogger dày dặn kinh nghiệm hay chỉ mới bắt đầu, dùng máy ghi âm trong quay vlog có thể nâng cao đáng kể chất lượng video của bạn, giúp bạn trở nên khác biệt.
- Thẻ nhớ máy ảnh đóng vai trò là bộ nhớ cho hệ thống máy ảnh kỹ thuật số của bạn và giúp bạn có thể lưu giữ những kỷ niệm đáng trân trọng, cho dù đó là hình ảnh có độ phân giải cao hay video 4K.
- Lớp học chỉ áp dụng cho khách hàng mua máy ảnh và ống kính Canon được nhập khẩu & phân phối bởi Công ty TNHH Canon Marketing Việt Nam từ ngày 01/01/2024.
- Khám phá các hệ thống micro không dây mới nhất của RØDE: Wireless GO II và Wireless ME siêu nhỏ gọn. Tìm hiểu về các tính năng tiên tiến của chúng, bao gồm ghi âm trên bộ và kiểm soát gain thông minh, hoàn hảo cho nhà sản xuất nội dung.
- Nâng cao chất lượng âm thanh podcast của bạn với lời khuyên từ chuyên gia về lựa chọn micro, môi trường ghi âm, và kỹ thuật xử lý âm thanh nâng cao. Đưa podcast của bạn lên tiêu chuẩn chuyên nghiệp.