Phối sáng với đèn flash trong nhiếp ảnh hiệu quả
Kỹ thuật phối sáng với đèn flash trong nhiếp ảnh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đèn flash không chỉ đơn giản là cung cấp ánh sáng mà nó còn mở ra cánh cửa sáng tạo với khả năng kiểm soát ánh sáng. Nó là công cụ quan trọng giúp nhiếp ảnh gia thể hiện ý tưởng tạo nên những tác phẩm đẹp mắt và độc đáo.
Nội Dung Chính
1. Phối sáng cơ bản với đèn flash
Sử dụng chế độ TTL (Through The Lens)
Đây là tính năng đo sáng của đèn flash. Tính năng này sẽ đo lượng ánh sáng thông qua lens và gửi thông tin độ sáng cho đèn flash. Đèn flash sẽ sử dụng thông tin này để điều chỉnh công suất phát ánh sáng phù hợp với môi trường.
Khi chụp ảnh trong chế độ TTL máy ảnh sẽ liên tục đo sáng trong suốt quá trình chụp. Thông qua đó để điều chỉnh công suất flash để phù hợp với yêu cầu. Điều này giúp cho ánh sáng được phân phối đồng đều và cân bằng với ánh sáng môi trường. (Nguồn ảnh: Ibills)
So với việc tự điều chỉnh thủ công, chế độ TTL giúp tiết kiệm thời gian và công sức hơn nhiều. Nó cho bạn tập trung hơn vào việc chụp ảnh mà không cần lo lắng về việc hiệu chỉnh đèn. Chức năng này thực sự tiện dụng khi bạn chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng thay đổi liên tục.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chế độ TTL không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Để đạt được hiệu quả ánh sáng mong muốn ta có thể điều chỉnh thêm công suất hoặc sử dụng những chế độ từ đèn flash khác.
Kết hợp phụ kiện với đèn flash
Flash diffuser (bộ phân tán ánh sáng) là phụ kiện được gắn trực tiếp lên đèn flash để làm mềm và phân tán ánh sáng. Đôi khi công suất của đèn flash thừa, flash diffuser là phụ kiện tốt để giảm thiểu hiện tượng này.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạo ra ánh sáng trắng hoặc vàng tự nhiên nhờ flash diffuser.
Bounce card (thẻ phản xạ ánh sáng) là một miếng nhựa màu trắng đục, thường được sử dụng trong nhiếp ảnh. Khi đặt trên đèn flash nó sẽ hấp thụ và phản xạ, tạo ra nguồn sáng bổ sung mềm hơn. Bounce card rất hữu ích khi sử dụng trong những không gian chật hẹp.
Đèn flash speedlight Nikon. (Nguồn ảnh: Pinterest)
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng những nơi có khả năng hắt sáng để sử dụng giống như là bounce card. Trần nhà hay bức tường có màu trắng là những bề mặt hắt sáng khá tốt. Kỹ thuật này được gọi là Flash Bounce. (Nguồn ảnh: Fotografium)
Honeycomb Grid (lưới tổ ong) được gắn trước đèn flash nhằm tạo hướng ánh sáng cho chính xác. Nó có tăng sự tập trung ánh sáng vào khu vực cụ thể, giảm độ rộng của ánh sáng và phân tách chủ thể ra khỏi nền.
Được làm bằng chất liệu kim loại, bền và chắc chắn, không dễ biến dạng. Nhỏ gọn và nhẹ, thuận tiện để mang theo. (Nguồn ảnh: Tomtop)
Đồng bộ hóa ánh sáng tự nhiên và đèn flash
Thông qua việc điều chỉnh công suất và tốc độ màn trập của máy ảnh nhằm tạo sự cân bằng trong ánh sáng chụp. Nhờ vậy, bạn cho ánh sáng từ đèn flash và ánh sáng tự nhiên hòa quyện với nhau.
Khi công suất quá chậm hoặc tốc độ màn trập quá nhanh, ánh sáng từ đèn flash có thể quá sáng hoặc không kịp chiếu sáng lên chủ thể. Ngược lại, Nếu công suất quá yếu hoặc màn trập quá chậm, ánh sáng tự nhiên quá nhiều làm cho chủ thể bị mờ hoặc xám.
Khi sử dụng đèn flash, màn trập thấp cho phép ánh sáng từ đèn có thời gian chiếu sáng đủ lâu lên chủ thể. Việc này đảm bảo rằng ánh sáng từ đèn và ánh sáng tự nhiên có thể kết hợp một cách cân bằng.
2. Sáng tạo với đèn flash
Sử dụng đèn flash off-camera
Đèn flash off-camera là thuật ngữ để chỉ việc sử dụng đèn flash mà không gắn trực tiếp lên máy ảnh. Điều này có nghĩa là đèn flash không cần phải gắn vào hotshoe của máy ảnh, thay vào đó ánh sáng sẽ được điều khiển từ xa.
Việc sử dụng đèn flash trực tiếp trên máy thường không mang lại kết quả ưng ý. Đèn flash riêng biệt linh hoạt trong việc thay đổi góc ánh sáng, tạo hiệu ứng đa chiều. Sử dụng off-camera flash sẽ tăng khả năng sáng tạo vì bạn hoàn toàn kiểm soát được hướng sáng. Bạn có thể đặt flash bất kỳ đầu đề được hướng sáng mong muốn.
Đèn flash cố định trên máy (hình trái). Đèn flash rời (hình phải). (Nguồn ảnh: Canon)
Nếu máy ảnh của bạn không cung cấp tính năng này hoặc bạn đang sử dụng đèn flash của bên thứ ba, bạn vẫn có thể sử dụng off-camera flash với bộ công cụ kích hoạt không dây (trigger) khoảng vài trăm nghìn đồng.
Hiểu về góc chiếu sáng với đèn flash
Góc chiếu sáng là yếu tố quan trọng trong việc tạo hiệu ứng ánh sáng đa dạng trong nhiếp ảnh. Nó ảnh hưởng đến việc tạo bóng râm và chi tiết, tạo sự rõ ràng hay tách biệt, tạo không gian chiều sâu cho bức ảnh. Việc thay đổi góc chiếu sáng mang tính sáng tạo và linh hoạt trong việc tạo ra những bức ảnh nghệ thuật.
Với góc chiếu thẳng, ánh sáng từ đèn flash sẽ được phát thẳng lên chủ thể, vuông góc với mặt phẳng chụp. Hiệu ứng này tạo ra ánh sáng rõ rệt và cắt ngang bóng râm, tạo hình ảnh sắc nét cho bức ảnh.
Góc chiếu sáng nghiêng hoặc góc chiếu sáng xuyên qua tạo ra ánh sáng mềm, cho cảm giác ấm áp. (Nguồn ảnh: Azco)
3. Yếu tố quan trọng khi sử dụng đèn flash
Khoảng cách
Một trong những thủ thuật quan trọng khi sử dụng đèn flash là đặt nó ở khoảng cách phù hợp. Khoảng cách là yếu tố quan trọng khi sử dụng đèn flash và có tầm quan trọng đáng kể trong việc tạo hiệu ứng ánh sáng và ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của bức ảnh.
Làm dịu ánh sáng
Nếu bạn gặp vấn đề với ánh sáng quá sáng từ đèn flash, một phương pháp hữu ích là làm mềm nó bằng cách sử dụng miếng giấy trắng. Đây cũng là cách hiệu quả để tránh hiện tượng mắt đỏ, đặc biệt khi máy ảnh của bạn không có tính năng giảm mắt đỏ và bạn không muốn làm phiền người mà bạn chụp từ xa.
Tự tạo phú kiện tản sáng cho đèn flash chỉ bằng mảnh giấy. (Nguồn ảnh: Petapixel)
Tránh tạo bóng
Ngoài ra, nếu bạn thấy mình phải sử dụng đèn flash trực tiếp, hãy đảm bảo rằng không có bất kỳ vật gì đằng sau đối tượng của bạn. Điều này có thể gây ra vùng bóng tối mà đèn flash của bạn tạo ra. Nếu bạn chụp trong nhà, hãy để người mẫu của bạn cách xa khỏi bức tường.
Sử dụng gel flash
Sử dụng các loại gel flash là một cách tuyệt vời để mang đến màu sắc và sự thú vị cho bức ảnh của bạn. Bạn có thể gắn chúng vào đèn flash để tạo sắc thái màu cho ánh sáng phát ra từ đèn flash. Không chỉ tạo ra các hiệu ứng sáng tạo, gel flash thường được sử dụng để kết hợp màu sắc của đèn flash với ánh sáng xung quanh, tạo ra sự hài hòa và cân bằng trong bức ảnh của bạn.
Gel flash được lắp trên đèn flash. (Nguồn ảnh: Craigcolvinphotography)
Gel flash là một phương tiện tạo ra màu sắc linh hoạt, đa dạng. Bằng cách sử dụng gel màu xanh hoặc da cam, ta có thể tăng sự ấm hay lạnh của ánh sáng. (Nguồn ảnh: Renee)
Tiểu kết
Để nắm vững kỹ thuật sử dụng đèn flash và kiểm soát ánh sáng trong nhiếp ảnh và tạo ra những bức ảnh chất lượng, việc thử nghiệm và thực hành thường xuyên là rất quan trọng. Bằng cách thực hành thường xuyên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách đèn flash tương tác với ánh sáng môi trường và chủ thể. Đồng thời, bạn cũng cải thiện kỹ năng và phát triển phong cách riêng trong việc sử dụng đèn flash.
Tin mới cập nhật
- Cho dù bạn là một Vlogger dày dặn kinh nghiệm hay chỉ mới bắt đầu, dùng máy ghi âm trong quay vlog có thể nâng cao đáng kể chất lượng video của bạn, giúp bạn trở nên khác biệt.
- Thẻ nhớ máy ảnh đóng vai trò là bộ nhớ cho hệ thống máy ảnh kỹ thuật số của bạn và giúp bạn có thể lưu giữ những kỷ niệm đáng trân trọng, cho dù đó là hình ảnh có độ phân giải cao hay video 4K.
- Lớp học chỉ áp dụng cho khách hàng mua máy ảnh và ống kính Canon được nhập khẩu & phân phối bởi Công ty TNHH Canon Marketing Việt Nam từ ngày 01/01/2024.
- Khám phá các hệ thống micro không dây mới nhất của RØDE: Wireless GO II và Wireless ME siêu nhỏ gọn. Tìm hiểu về các tính năng tiên tiến của chúng, bao gồm ghi âm trên bộ và kiểm soát gain thông minh, hoàn hảo cho nhà sản xuất nội dung.
- Nâng cao chất lượng âm thanh podcast của bạn với lời khuyên từ chuyên gia về lựa chọn micro, môi trường ghi âm, và kỹ thuật xử lý âm thanh nâng cao. Đưa podcast của bạn lên tiêu chuẩn chuyên nghiệp.