Cách chụp ảnh sản phẩm: Hướng dẫn hoàn chỉnh về thiết bị và set up

Cách chụp ảnh sản phẩm: Hướng dẫn hoàn chỉnh về thiết bị và set up

Học cách chụp ảnh sản phẩm chuyên nghiệp là một trong những yếu tố then chốt cho sự thành công của mặt hàng kinh doanh. Trong bài viết này, bạn sẽ được cung cấp các mẹo chụp ảnh sản phẩm hàng đầu nếu là người mới. Bao gồm cách chọn thiết bị chụp phù hợp, bố cục và góc.

Cách chụp ảnh sản phẩm: Hướng dẫn hoàn chỉnh về thiết bị và set up

Để chụp ảnh sản phẩm hiệu quả bạn cần phải am hiểu kĩ lưỡng những phương diện nào?

1. Cách chọn thiết bị để chụp ảnh sản phẩm

Để bắt đầu với những kiến ​​thức cơ bản, hãy chuẩn bị những thiết bị cần có để chụp ảnh sản phẩm đúng chuẩn và chất lượng. Một combo cơ bản nhất sẽ bao gồm: máy ảnh, ánh sáng, phông nền và chân máy. Ở vài trường hợp có thể sẽ cần thêm ma-nơ-canh hoặc các đạo cụ khác. Ví dụ set up ở studio bạn sẽ cần thêm những vật dụng chuyên dụng như hộp đèn, ô dù, bàn chụp, dụng cụ hắt sáng, v.v.

Nhằm giúp bạn giới hạn sự lựa chọn của mình trong vô vàn thiết bị có thể đáp ứng nhu cầu này, hãy chọn theo những tiêu chí:

Chọn máy ảnh không nhất thiết phải quá đắt tiền, chỉ cần phù hợp

Dĩ nhiên máy ảnh đắt tiền luôn có những công nghệ chất lượng cao đi kèm xứng đáng, nhưng liệu tính năng đó có cần thiết cho nhu cầu của bạn?

Bạn có thể nghĩ rằng một chiếc máy ảnh DSLR chuyên nghiệp sẽ  tạo ra những bức ảnh sản phẩm chuyên nghiệp. Nhưng bạn vẫn có thể chụp ảnh chuyên nghiệp bằng máy ảnh point-and-shoot, nếu nắm vững được các kĩ thuật.

Canon G Series như G7X Mark III là một ví dụ về chiếc máy ảnh nhỏ gọn tuyệt vời, đi kèm giá cả phải chăng có thể hoạt động tốt để chụp ảnh sản phẩm.

Tất cả những gì bạn cần là kĩ thuật chụp, đi kèm với một máy ảnh vừa tầm hợp lý.. Và hầu hết các máy ảnh ngày nay đều có số lượng megapixel lớn. Điều này sẽ giúp bạn chụp ảnh chất lượng cao hơn lẫn độ phân giải tốt hơn.

Cách chụp ảnh sản phẩm: Hướng dẫn hoàn chỉnh về thiết bị và set up

Máy ảnh tốt nhất để chụp sản phẩm không phải là máy ảnh đắt nhất mà là máy ảnh phù hợp nhất. (Nguồn ảnh: Constant Contact)

Bất kể bạn sử dụng loại nào, yêu cầu chính là khả năng điều chỉnh cài đặt độ phơi sáng theo cách thủ công.

Độ phơi sáng có thể được tóm tắt là khẩu độ, tốc độ màn trập và độ nhạy sáng ISO. Cả ba đều ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn theo những cách khác nhau, đồng thời ảnh hưởng đến hai trong số ba cài đặt còn lại. Tìm khẩu độ, ISO và cài đặt cửa trập phù hợp là một thách thức lớn đối với các nhiếp ảnh gia. Vì thế nắm vững các cài đặt máy ảnh tốt nhất để chụp ảnh sản phẩm mang lại cho bạn nhiều lợi thế.

Ống kính tiêu cự hẹp rất phù hợp với chụp ảnh sản phẩm

Tùy thuộc vào loại máy ảnh bạn đang sử dụng mà có thể chuyển đổi hoặc không thể chuyển đổi ống kính và độ dài tiêu cự. Nhưng ngay cả với máy ảnh point-and-shoot, điều này vẫn áp dụng vì bạn thường có thể 'thu phóng'.

Vì vậy, hãy nói về độ dài tiêu cự trước.

Các tiêu cự tốt nhất là những tiêu cự được coi là gần 'bình thường' hoặc 'hẹp'. Về nguyên tắc chung, hai tiêu cự này sẽ tạo ra những bức hình chuyên nghiệp hơn.

Lý do là chúng làm giảm sự biến dạng phối cảnh. Điều này sẽ giúp khách hàng nhìn thấy sản phẩm như ngoài đời thực.

Một ví dụ về độ dài tiêu cự 'bình thường' sẽ là ống kính 50mm. Một ống kính hẹp, sẽ giống như một ống macro 100mm.

Cách chụp ảnh sản phẩm: Hướng dẫn hoàn chỉnh về thiết bị và set up

Tiêu cự ống kính hợp lý cho chụp sản phẩn là 50mm hoặc 100mm. (Nguồn ảnh: Adorama)

Ống kính hẹp hơn cũng có xu hướng chụp góc 45 độ tốt hơn. Từ đó sẽ giúp bạn chụp được những góc đẹp nhất cho sản phẩm của mình.

Nếu bạn đang sử dụng point-and-shoot, bạn thường sẽ có quyền sử dụng  một loạt độ dài tiêu cự trong ống kính thu phóng của mình. Bạn sẽ phóng to bất kỳ độ dài tiêu cự nào trong khoảng 85-100mm, sẽ giống như 60-85mm trên cảm biến được crop.

Đảm bảo ánh sáng tốt, dù là ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo

Tất cả các nhiếp ảnh sản phẩm chất lượng cao đều có một điểm chung: ánh sáng tốt. Máy ảnh của bạn chụp đẹp đến đâu không quan trọng - nếu sản phẩm của bạn không được chiếu sáng thích hợp. Khi đó sẽ không có chỉnh sửa hậu kỳ nào có thể cứu vãn được bức ảnh.

Ánh sáng tự nhiên

Là nguồn sáng phổ biến và miễn phí để chụp ảnh sản phẩm. Nếu ngân sách đầu tư của bạn không nhiều, thì ánh sáng tự nhiên có thể là vị cứu tinh cho bạn.

  • Cách thiết lập ánh sáng tự nhiên

Nếu sản phẩm của bạn là quần áo hoặc ảnh có người, thì ánh sáng tự nhiên có thể là lựa chọn tốt hơn cho bạn. Chụp ảnh với ánh sáng tự nhiên cũng là một lựa chọn tốt nếu bạn sẽ chụp ảnh trong một không gian nhỏ với trần nhà thấp. (Môi trường nhỏ có thể làm cho việc kiểm soát ánh sáng trong studio khó khăn hơn.)

Thay vì bố trí nhiều đèn nhân tạo trong studio của bạn, hãy bố trí phông nền, giá ba chân và máy ảnh bên cạnh cửa sổ có ánh sáng gián tiếp nhưng sáng. Sáng sớm và chiều muộn là thời điểm tốt nhất trong ngày để chụp ảnh sản phẩm dưới ánh sáng tự nhiên. 

Tuy nhiên, nếu lựa chọn duy nhất của bạn là chụp bên cửa sổ có ánh sáng mặt trời trực tiếp, bạn có thể treo những tấm vải mỏng màu trắng từ cửa sổ để khuếch tán ánh sáng sao cho không quá gắt. Cũng giống như với ánh sáng studio, sử dụng các công cụ điều chỉnh ánh sáng như gương phản xạ để dội lại và tăng ánh sáng tự nhiên ở những nơi cần thiết để lấp đầy bóng và thể hiện tốt nhất sản phẩm của bạn. 

Cách chụp ảnh sản phẩm: Hướng dẫn hoàn chỉnh về thiết bị và set up

Tận dụng ánh sáng tự nhiên kết hợp cùng một vài đạo cụ để khuếch tán ánh sáng là một phương pháp hiệu quả không kém set up đèn studio. (Nguồn ảnh: Charlie Moss)

Ánh sáng nhân tạo 

Còn được gọi là ánh sáng studio, bạn có thể cân nhắc các công cụ chiếu sáng đơn giản nhất các nguồn sáng liên tục (continuous lighting). 

Về cơ bản, đây là những đèn sẽ sáng trong suốt buổi chụp. Chúng trái ngược với ánh sáng như speedlight. Những thiết bị cung cấp ánh sáng sáng hơn nhưng chớp tắt và phức tạp hơn để học cách sử dụng hiệu quả. 

Các tùy chọn chiếu sáng liên tục bao gồm đèn LED với cơ chế làm mờ hoặc bóng đèn vonfram nóng sáng. Chúng hoạt động tốt nhất đối với các ảnh chụp sản phẩm tĩnh. Đèn chụp Godox cũng là một cái tên rất được ưa chuộng trong lĩnh vực này.

  • Cách thiết lập ánh sáng nhân tạo

Nếu sản phẩm của bạn thường được sử dụng trong nhà hoặc có các chi tiết đẹp, thì việc thiết lập ánh sáng studio có thể phù hợp hơn. Điều quan trọng là phải xem xét số lượng đèn và khoảng cách và góc độ của chúng so với sản phẩm. 

Thiết lập ít nhất ba đèn liên tục từ các góc khác nhau để chiếu sáng đúng sản phẩm của bạn:

  1. Một ánh sáng chiếu thẳng vào sản phẩm từ một phía của máy ảnh.

  2. Đèn thứ hai được bố trí ở phía đối diện của máy ảnh, nhằm mục đích làm đèn lấp đầy cho toàn bộ sản phẩm và thiết lập phông nền.

  3. Và đèn thứ ba chiếu góc từ phía sau hoặc phía trên sản phẩm.

Cách chụp ảnh sản phẩm: Hướng dẫn hoàn chỉnh về thiết bị và set up

Nắm rõ các bước set up đèn studio sẽ giúp cho bức ảnh của bạn đạt được mức sáng tối ưu. (Nguồn ảnh: Clipping Path Studio)

Từ đó, hãy thử nghiệm với những chiếc ô hoặc gương phản xạ để điều khiển ánh sáng và bóng tối theo ý bạn. Hiệu ứng ánh sáng kết hợp phải làm nổi bật sản phẩm và các tính năng của sản phẩm, đồng thời xác định rõ sản phẩm từ phông nền. 

Chân máy sẽ mang đến sự linh hoạt trong hoạt động

Để có được góc chụp hoàn hảo, để phô bày những chi tiết quan trọng về sản phẩm, tốt nhất bạn nên rảnh tay.

Đặt máy ảnh của bạn trên chân máy ảnh sẽ cho phép bạn thực hiện các chỉnh sửa nhỏ về cách hiển thị sản phẩm. Đôi khi chúng ta cần những chuyển động nhỏ nhất để thể hiện một tính năng chính. Giá ba chân sẽ giúp bạn thực hiện những thay đổi đó một cách nhanh chóng và chuyển thành hình ảnh.

Giá ba chân cũng sẽ cho phép bạn có cùng một góc trên một loạt sản phẩm.

Ví dụ khi chụp một loạt các kiểu giày có nhiều màu sắc khác nhau. Khách hàng thường thích lướt qua một tập hợp các hình ảnh có màu sắc thay đổi.

Để có được góc tốt nhất, hãy đảm bảo sử dụng máy ảnh và chân máy trước khi bạn quyết định góc cuối cùng.

Điều đó có nghĩa là đầu tiên bạn phải tìm vị trí tốt nhất để đặt và điều chỉnh giá ba chân. Hãy làm điều đó bằng cách di chuyển máy ảnh của bạn khắp xung quanh, lên và xuống.

Chụp một vài tấm ảnh của sản phẩm và thực hiện bất kỳ điều chỉnh nhỏ nào trước khi bạn chụp toàn bộ. Lựa chọn những chân máy ảnh hàng đầu để nâng tầm bức ảnh của bạn.

Cách chụp ảnh sản phẩm: Hướng dẫn hoàn chỉnh về thiết bị và set up

Chân máy ảnh có thể là một trợ thủ mang lại cho bạn những góc chụp chất lượng và linh hoạt. (Nguồn ảnh: Flour & Floral)

Phông nền mang đến sự chuyên nghiệp và đồng bộ

Nền trắng thường là lựa chọn tốt nhất. Nó phù hợp với hầu hết các sản phẩm và tạo ra hiệu ứng đồng bộ trên các trang web.

Một số chất liệu đơn giản mà bạn có thể tìm thấy để làm phông nền chụp ảnh sản phẩm màu trắng là:

  • Khăn trải giường hoặc vải trắng tinh.

  • Giấy khổ lớn, trắng, dày.

  • Bảng xốp trắng.

  • Mặt bàn bằng nhựa màu trắng.

  • Bức tường trắng

Nhưng quan trọng nhất là nền trắng đó phải mờ, bởi bề mặt trắng sáng bóng hoặc phản chiếu có thể ảnh hưởng không mong muốn đến ảnh. Vì lý do này, nên tránh những thứ như nhựa sáng bóng và gạch trắng.

Cách chụp ảnh sản phẩm: Hướng dẫn hoàn chỉnh về thiết bị và set up

Background trắng là loại phổ biến trong set up phông nền chụp sản phẩm. (Nguồn ảnh: BigGo)

2. Cách chọn bố cục cho ảnh sản phẩm

Cách tiếp cận hay còn gọi là cách lựa chọn kiểu chụp sản phẩm phổ biến phụ thuộc vào loại sản phẩm bạn bán và tính thẩm mỹ tổng thể mà thương hiệu muốn xây dựng.

Tuy nhiên, để tạo bố cục chụp ảnh sản phẩm tốt chúng ta luôn có hệ quy chiếu của nguyên tắc một phần ba làm điểm bắt đầu.

Kỹ thuật chụp ảnh được công nhận rộng rãi nhất, quy tắc một phần ba là điều bạn nên ghi nhớ mỗi khi chụp ảnh sản phẩm. Trước tiên, hãy hình dung ảnh của bạn dưới dạng lưới với chín đoạn có kích thước bằng nhau. Tiêu điểm của bức ảnh không nên là trung tâm của lưới đó, mà thay vào đó nó nên nằm dọc theo một trong các điểm trục trên lưới. Đó là nơi mắt người ta thường chú tâm vào một cách tự nhiên. Điểm trục đó là nơi sản phẩm của bạn sẽ được thiết lập.

Cách chụp ảnh sản phẩm: Hướng dẫn hoàn chỉnh về thiết bị và set up

Cách chụp ảnh sản phẩm: Hướng dẫn hoàn chỉnh về thiết bị và set up

Áp dụng quy tắc 1 phần 3 trong chụp ảnh sản phẩm. (Nguồn ảnh: Practical Ecommerce/ CandleScience)

3. Cách chọn góc chụp cho ảnh sản phẩm

Chụp ảnh từ nhiều góc độ khác nhau nhất có thể để có đủ tùy chọn khi chọn bức ảnh đẹp nhất.

Hình ảnh từ nhiều góc máy khác nhau giúp khách hàng có thể quan sát sản phẩm từ nhiều góc nhìn. Đáp ứng sự hình dung tốt hơn cho những khách hàng đang lựa chọn theo nhu cầu riêng biệt.

Mẹo chụp ảnh sản phẩm là giới hạn các góc bạn chọn ở mức tốt nhất từ ​​3 đến 5 góc. Bạn không cần phải chụp 10 góc để giới thiệu sản phẩm với khách hàng của mình. Dưới đây là một số góc máy ảnh cần đưa vào cho buổi chụp ảnh của bạn:

Mặt trước

Góc máy ở mặt trước này mô phỏng trực diện cách ai đó có thể bắt gặp một sản phẩm tại một cửa hàng thực. Một góc nhìn phổ biến được ưu tiên hàng đầu để trưng bày hầu hết các tính năng chính của sản phẩm.

Góc cao

Còn được gọi là góc nhìn của chim, được chụp từ trên xuống sản phẩm. Góc này hoạt động tốt nhất nếu sản phẩm đi theo một combo, nơi hình ảnh có thể hiển thị toàn bộ nội dung của combo. Hình ảnh về thức ăn hay những kiểu ảnh flatlay thường có tính hiệt quả tốt với góc này.

Góc 45 độ 

Góc này hiển thị hầu hết các chi tiết được chụp bởi mặt trước và các góc nghiêng. Bạn không cần đo từ 45 độ chính xác. Chỉ cần thử nghiệm các góc xung quanh cho đến khi bạn có thể nắm bắt hầu hết các chi tiết được cung cấp bởi hai góc độ đó.

Góc cạnh bên

Hay hình chiếu cạnh của sản phẩm. Không phải tất cả các sản phẩm đều cần phải thể hiện được góc cạnh bên của chúng. Ví dụ, một tuýp kem đánh răng không có bất cứ thứ gì để khoe ra ở phần bên của nó. Nhưng nếu sản phẩm của bạn là một đôi sneaker, chi tiết hai bên có thể là yếu tố quan trọng để đánh vào nhu cầu mua của khách hàng.

Góc sau 

Giống với góc cạnh bên, hình ảnh góc sau của một số sản phẩm này có thể quan trọng hơn những sản phẩm khác. Ví dụ, phần sau của một chiếc váy cực kì quan trọng, nhưng phần sau của một cuốn sổ tay có thể ít quan trọng hơn.

Hãy bắt tay ngay vào một dự án chụp các sản phẩm đơn giản nhất theo nhu cầu và mục đích rõ ràng. Sản phẩm của bạn hướng tới điều gì, có những cách thể hiện nào và nên set up thiết bị lẫn bối cảnh ra sao. Từ đó bạn có thể tìm ra cách chụp ảnh sản phẩm phù hợp và hiệu quả.

Ngan Nguyen
Staff Writer
Ngân là một Senior Content Writer tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện. Sự đam mê của cô với ngôn từ và visual art đã thúc đẩy tinh thần sáng tạo, trở thành nguồn cảm hứng để theo đuổi kiến thức về nhiếp ảnh nói riêng lẫn công nghệ nói chung. Hiện tại, ngoài công việc viết lách, Ngân cũng là một người nhiếp ảnh tự do có niềm yêu thích đặc biệt với máy ảnh Fujifilm và các thể loại ảnh chân dung và phong cảnh.

Tin mới cập nhật

  • Tại sao nên dùng máy ghi âm trong quay vlog?
    Cho dù bạn là một Vlogger dày dặn kinh nghiệm hay chỉ mới bắt đầu, dùng máy ghi âm trong quay vlog có thể nâng cao đáng kể chất lượng video của bạn, giúp bạn trở nên khác biệt.
  • Điểm danh 5 thẻ nhớ máy ảnh tốt nhất hiện nay
    Thẻ nhớ máy ảnh đóng vai trò là bộ nhớ cho hệ thống máy ảnh kỹ thuật số của bạn và giúp bạn có thể lưu giữ những kỷ niệm đáng trân trọng, cho dù đó là hình ảnh có độ phân giải cao hay video 4K.
  • Lớp học NHIẾP ẢNH CƠ BẢN của Công ty Canon Marketing Việt Nam
    Lớp học chỉ áp dụng cho khách hàng mua máy ảnh và ống kính Canon được nhập khẩu & phân phối bởi Công ty TNHH Canon Marketing Việt Nam từ ngày 01/01/2024.
  • RODE Wireless ME vs Wireless GO II vs Wireless GO
    Khám phá các hệ thống micro không dây mới nhất của RØDE: Wireless GO II và Wireless ME siêu nhỏ gọn. Tìm hiểu về các tính năng tiên tiến của chúng, bao gồm ghi âm trên bộ và kiểm soát gain thông minh, hoàn hảo cho nhà sản xuất nội dung.
  • Dùng Rode micro ghi âm thanh và video xuất sắc trên iPhone
    Nâng cao nội dung iPhone của bạn với hướng dẫn toàn diện từ RØDE. Từ việc sử dụng RØDE Capture để kiểm soát âm thanh và video chuyên nghiệp đến việc chọn micro ngoài hoàn hảo, cải thiện bản ghi của bạn một cách dễ dàng.
Tắt hỗ trợ Bật hỗ trợ
Chat