6 mẹo chụp ảnh dưới nước dành cho người mới bắt đầu

6 mẹo chụp ảnh dưới nước dành cho người mới bắt đầu

Chụp ảnh dưới nước rất thú vị, đây là một cách tuyệt vời để kết hợp niềm đam mê lặn và đam mê chụp ảnh của bạn. Cũng như chụp ảnh "trên cạn", chụp ảnh dưới nước là cả một cuộc hành trình tự trau dồi, học hỏi và thử nghiệm. Trong thế giới công nghệ số ngày nay, chúng ta có vô số nguồn tài nguyên và công cụ mạnh mẽ để theo đuổi hành trình này. Để tóm gọn thông tin cũng như tiết kiệm thời gian cho bạn, Kyma.vn đã tổng hợp một vài bí quyết chụp ảnh dưới nước dành cho người mới bắt đầu mà bạn có thể tham khảo!

6-meo-chup-anh-duoi-nuoc-danh-cho-nguoi-moi-bat-dau

Muốn chụp ảnh dưới nước, cần phải bắt đầu từ đâu? 

1. Trau dồi kiến thức và thử nghiệm

Trong nhiếp ảnh dưới nước, bạn không thể "ăn tắt làm bớt" được, bởi vì đây là một kỹ thuật chụp ảnh khó không chỉ cho nhiếp ảnh gia nghiệp dư, mà cả chuyên nghiệp. Do vậy, bạn cần phải chuyên tâm vào quá trình học hỏi và thực sự dành thời gian thực hành, tinh chỉnh kỹ năng nếu bạn muốn tay nghề của mình được nâng cao.

Tất cả đều bắt đầu từ một điểm, đó là khả năng cho ra đời những bức hình dưới nước đúng kỹ thuật: phơi sáng chuẩn, có độ sắc nét và bố cục tốt. Ngoài ra, bạn cũng cần bắt đầu bộc lộ bản thân để thể hiện sự sáng tạo và cách bạn nhìn thế giới đại dương chỉ qua tầm nhìn của một ống kính.

2. Lựa chọn máy ảnh và thiết lập cài đặt

Trước khi bắt đầu quá trình chinh phục chụp ảnh dưới nước, bạn cần phải lựa chọn một máy ảnh phù hợp với nhu cầu và tài chính của mình. Với ngân sách hạn hẹp thì bạn có thể cân nhắc Olympus Tough TG-6, đây là một máy ảnh có khả năng chống nước ở độ sâu lên tới 15m, đồng thời có thể chịu được nhiệt độ xuống tới -10 độ C. Đặc biệt là, máy ảnh này có thể mang trực tiếp xuống nước mà không cần đồ bảo hộ, tuy nhiên để đảm bảo rủi ro thì bạn không nên ngâm máy trong nước quá lâu. 

Với người dùng có điều kiện khá giả hơn một chút, bạn có thể để mắt đến Sony RX100 VII hay Canon EOS R5 với rất nhiều tính năng chụp ảnh tĩnh cũng như quay video chuyên nghiệp. Tuy  nhiên, cả hai máy này đều cần phải được đi kèm với thiết bị bảo hộ nếu muốn mang xuống nước. Mặc dù thực tế cả hai model đều có khả năng chống chịu nước, bụi bẩn cực kỳ tốt. Song, việc chịu được và ngâm mình trong nước biển là hai khía cạnh hoàn toàn khác nhau. Do đó, để đảm bảo rủi ro, bạn nên sử dụng túi đựng máy ảnh chống nước để bao bọc máy lại trong quá trình chụp ảnh dưới nước. Việc làm này vừa có thể bảo vệ máy của bạn an toàn, vừa khiến bạn tự tin hơn trong khi tác nghiệp. Nhưng lưu ý rằng, bạn nên lựa chọn mua dụng cụ bảo hộ này ở những nơi uy tín để tránh trường hợp túi bị rò rỉ, sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng không chỉ cho máy ảnh mà còn phá tan công sức tác nghiệp hàng giờ liền của bạn.

Sau khi lựa chọn được một chiếc máy ảnh thích hợp, việc tiếp theo bạn nên tìm hiểu đó là cách cài đặt máy ảnh làm sao để chụp được những bức hình ấn tượng nhất khi ở dưới nước. 

Để có được hình ảnh không bị nhiễu hạt khi chụp ảnh dưới nước,  bạn nên chọn chỉ số ISO thấp nhất có thể. Bên cạnh đó, bạn sẽ cần một tốc độ màn trập là 1/125s –  /500s để đóng băng các chuyển động, chẳng hạn như chụp đàn cá đang bơi. Đồng thời, bạn nên sử dụng khẩu độ nhỏ với chỉ số (f /11-f /20) để có độ sâu trường ảnh, các đối tượng sắc nét cả trong tiền cảnh và hậu cảnh. 

3. Phân chia bố cục theo quy tắc một phần ba

Để có được một bức hình chụp ảnh dưới nước đẹp, bạn cần phải quan tâm đến rất nhiều kỹ thuật chụp ảnh dưới nước. Một khung ảnh dưới nước bắt đầu từ việc phân chia bố cục mà bạn cần phải thực hiện một cách chính xác. Dùng quy tắc một phần ba để đạt được bố cục có độ cân bằng tốt cho cảnh chụp, nhưng đừng e ngại khi bạn muốn thử những bố cục khác. Những đường chéo cũng rất năng động và mạnh mẽ! Khi chụp hình cuộc sống thủy sinh, việc đặt tầm mắt ngang với mắt chủ thể sẽ khiến cho bức hình có khả năng thu hút người xem hơn rất nhiều. 

6 mẹo chụp ảnh dưới nước dành cho người mới bắt đầu

6 mẹo chụp ảnh dưới nước dành cho người mới bắt đầu

Ảnh được chụp bởi Canon EOS 7D Mark II, EF100mm f/2.8L Macro IS USM, f/16, 1/125 giây, ISO 200   Nguồn: Snapshot

4. Xử lý màu sắc

Xử lý màu sắc là một trong những công đoạn khó khăn khi chụp hình dưới nước. Nếu bạn chỉ chụp hình theo dạng JPEG, hãy đặt độ cân bằng trắng chính xác trên máy ảnh. Còn nếu bạn chụp tệp ảnh RAW, khâu xử lý hậu kỳ sẽ giúp bạn tự do chỉnh sửa màu sắc hơn. Khi ở dưới nước, khoảng cách sẽ làm "lạc mất" màu sắc, vì vậy muốn có được ảnh được đẹp, lung linh thì cách tốt nhất là tiến lại gần chủ thể. Mang theo nguồn sáng của riêng mình cũng là một cách giúp bạn tái tạo lại nét sống động cho màu sắc. Tuy nhiên, đừng sử dụng zoom quang học bởi vì nó hoạt động cực kém khi ở dưới nước. 

Về các đèn hỗ trợ, bạn chỉ có thể sử dụng khá hạn chế đèn nháy trong máy ảnh. Đơn giản là vì đèn flash này không đủ mạnh, còn đèn chiếu sáng trực diện thì lại không phải là một lựa chọn tốt nhất (vì nó là mất độ sâu trường ảnh và gây tán xạ ngược). Nhờ vào sự hỗ trợ của đèn flash mà màu ảnh của bạn thêm phần cân đối và đẹp hơn hẳn khi chụp dưới nước. Vị trí và góc nguồn sáng có thể bộc lộ các hình hài và kết cấu khác nhau, nên nếu bạn chưa sẵn sàng để đầu tư vào một chiếc đèn strobe, thì bạn luôn có thể bắt đầu thử nghiệm với đèn pin cầm tay.

5. Chọn một chủ thể nhất định để tác nghiệp

Khả năng chọn chủ thể là một kỹ năng nhiếp ảnh quan trọng, đặc biệt đối với chụp ảnh trong môi trường nước. Bên cạnh việc tìm kiếm một chủ thể thú vị, thì bạn cũng phải để ý chọn một chủ thể mà bạn có thể tiếp cận để tác nghiệp. Một chủ thể thú vị không phải lúc nào cũng là một loài cá hiếm, đó có thể là một loài cá thông thường, nhưng bạn có thể thể hiện theo một cách thức thú vị nhất.

6 mẹo chụp ảnh dưới nước dành cho người mới bắt đầu

Cần chọn đúng chủ thể mà bạn muốn để thuận tiện cho quá trình tác nghiệp   Nguồn: sưu tầm 

6. Giữ máy ổn định khi di chuyển

Giữ một máy ảnh dưới nước ổn định là một thách thức đối với bất cứ ai, bởi vì nước luôn luôn di chuyển. Vì vậy người chụp cần thực hành lặn để có sự thoải mái và làm quen với sự chuyển động của nước trước khi thực hiện chụp hình dưới nước. Không nên cầm máy ảnh bằng một tay, cũng có thể nhờ một người bạn hoặc dùng một tảng đá để ổn định cơ thể.

Hy vọng qua những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có được kiến thức nền tảng liên quan tới vấn đề chụp ảnh dưới nước. Nếu bạn muốn theo đuổi phong cách này, hãy đầu tư những thiết bị thực sự chính xác. Hãy kiên nhẫn và bền bỉ, đồng thời không bỏ quên các quy tắc về bố cục và tiêu điểm. Chúc bạn có được những bức hình dưới nước thực sự hoàn hảo và ấn tượng. 

Cẩm Nhi
Intern Writer
Là một người trẻ yêu thích bộ môn Nhiếp ảnh và yêu thích sáng tạo, Cẩm Nhi thích dấn thân vào những chủ đề tuy không phổ biến nhưng lại có chiều sâu về nội dung. Những kĩ thuật chụp ảnh độc lạ luôn thu hút tinh thần tìm tòi và khám phá của cây bút này.

Tin mới cập nhật

  • Tại sao nên dùng máy ghi âm trong quay vlog?
    Cho dù bạn là một Vlogger dày dặn kinh nghiệm hay chỉ mới bắt đầu, dùng máy ghi âm trong quay vlog có thể nâng cao đáng kể chất lượng video của bạn, giúp bạn trở nên khác biệt.
  • Điểm danh 5 thẻ nhớ máy ảnh tốt nhất hiện nay
    Thẻ nhớ máy ảnh đóng vai trò là bộ nhớ cho hệ thống máy ảnh kỹ thuật số của bạn và giúp bạn có thể lưu giữ những kỷ niệm đáng trân trọng, cho dù đó là hình ảnh có độ phân giải cao hay video 4K.
  • Lớp học NHIẾP ẢNH CƠ BẢN của Công ty Canon Marketing Việt Nam
    Lớp học chỉ áp dụng cho khách hàng mua máy ảnh và ống kính Canon được nhập khẩu & phân phối bởi Công ty TNHH Canon Marketing Việt Nam từ ngày 01/01/2024.
  • RODE Wireless ME vs Wireless GO II vs Wireless GO
    Khám phá các hệ thống micro không dây mới nhất của RØDE: Wireless GO II và Wireless ME siêu nhỏ gọn. Tìm hiểu về các tính năng tiên tiến của chúng, bao gồm ghi âm trên bộ và kiểm soát gain thông minh, hoàn hảo cho nhà sản xuất nội dung.
  • Dùng Rode micro ghi âm thanh và video xuất sắc trên iPhone
    Nâng cao nội dung iPhone của bạn với hướng dẫn toàn diện từ RØDE. Từ việc sử dụng RØDE Capture để kiểm soát âm thanh và video chuyên nghiệp đến việc chọn micro ngoài hoàn hảo, cải thiện bản ghi của bạn một cách dễ dàng.
Tắt hỗ trợ Bật hỗ trợ
Chat