Saramonic Blink 500 VS Rode Wireless Go: Đâu là Wireless Microphone dành cho bạn?

Saramonic Blink 500 VS Rode Wireless Go: Đâu là Wireless Microphone dành cho bạn?

Với sự phát triển vượt trội mỗi ngày của công nghệ, hệ thống microphone không dây ngày càng phổ biến trong các phương thức liên lạc hiện đại. Không chỉ gói gọn trong âm nhạc, microphone không dây còn được dùng trong những lĩnh vực từ làm phim, phát thanh truyền hình đến báo chí, kinh doanh, giáo dục, v.v. Nổi lên như những cuộc cách mạng âm thanh, Saramonic Blink 500 và Rode Wireless Go là 2 chiếc microphone không dây luôn làm người dùng thỏa mãn về tính năng. Nhưng liệu Saramonic Blink 500 VS Rode Wireless Go: Đâu là Wireless Microphone dành cho bạn? Hãy cùng Kyma tìm ra chiếc microphone không dây phù hợp nhất dành cho bạn!

1. Về kiểu dáng thiết kế

Saramonic Blink 500 và Rode Wireless Go đều có lợi thế về kích thước nhỏ gọn, pin tích hợp, thiết kế mic kẹp gọn gàng, sử dụng nhanh, đơn giản.

Tuy nhiên, Saramonic Blink 500 có kích thước nhỏ hơn và trọng lượng nhẹ hơn Rode Wireless Go, ở phần mic kẹp vào quần áo, độ chắc chắn của Saramonic được đánh giá cao hơn đối thủ của mình, khi Rode Wireless Go có thiết kế gắn mic khá dễ rơi. Nếu công việc của bạn gắn liền với việc di chuyển tốc độ cao, thì Saramonic Blink 500 có thể là một lựa chọn hợp lý hơn.

Có thể thấy, chiếc microphone Saramonic rất phù hợp với hầu hết các thiết bị quay phim, chụp ảnh hiện nay như: máy ảnh, camera, điện thoại, máy ghi âm cầm tay,... Đây có thể nói là sản phẩm cần thiết cho Youtuber, Creator, Producer, Vlogger, ....

2. Về chất âm

Có thể nói 2 micro thu âm Saramonic Blink 500 và Rode Wireless Go một-chín-một-mười khi đều cho ra chất lượng thu âm cực tốt. Ở điểm này, Saramonic chiếm ưu thế một chút khi cho ra kết quả âm thanh chất lượng hơn vì đi kèm sẵn với chiếc microphone cài áo lọc tiếng rõ hơn, có thể lọc bỏ những tạp âm.

Microphone Rode Wireless Go kém mất lợi thế hơn đối thủ ở điểm này khi không có micro riêng đi kèm, nếu muốn sử dụng người dùng cần phải bỏ ra thêm một số tiền để có được chiếc microphone này. Tuy nhiên, bù lại thì sản phẩm cung cấp thêm hai miếng chắn gió cho mic trên bộ phát, giúp cải thiện âm thanh rõ ràng, sắc nét.

3. Về tính năng

Cả hai đều được đánh giá là những microphone không dây với tính năng đạt đến độ hoàn hảo.

Microphone Saramonic Blink 500 với bộ thu Dual-Channel cho camera và smartphone hoạt động hiệu quả trên dải tần 2.4 GHz, cho khả năng thu âm cực kì nhạy. Nó có kiểu thu tiếng (polar pattern) dạng omnidirectional, âm thanh được thu nhận ở mọi hướng. Blink 500 có phần nhỉnh hơn đối thủ khi có thể thu âm từ khoảng cách lên tới hơn 50m nhưng vẫn giữ chất lượng âm thanh tuyệt vời.

Rode Wireless Go có bộ micro tự động kết hợp chỉ trong 3 giây và truyền thông qua đường truyền kỹ thuật số 2.4GHz Series III mới hoàn toàn của RODE, cho phép tối ưu phạm vi làm việc ngắn hơn trong môi trường RF và Wifi. Nhờ bộ cách âm và truyền ân của micro điện dung tích hợp, bộ phát đạt chất lượng âm thanh cực chuẩn. Rode Wireless Go cũng có kiểu thu polar pattern dạng omnidirectional cho phép thu âm thanh từ mọi hướng.

Cả 2 chiếc micro thu âm này đều có độ trễ khoảng 6 ms. Sử dụng pin Li-on hoặc cổng sạc USB Type C 5V. Thời lượng pin của Saramonic Blink 500 là 6 giờ, với Rode Wireless Go là 7 giờ. Pin của cả 2 đều có thể vừa sạc vừa dùng, vô cùng hữu ích giúp công việc của bạn không bị trở ngại vì thời lượng pin.

Cả 2 loại micro này đều có khả năng tương thích với mọi thiết bị từ máy ảnh đến thiết bị di động. Đặc biệt, hãng Saramonic còn tung ra rất nhiều option khác nhau để người dùng được lựa chọn combo phù hợp với nhu cầu, đây được xem là một điểm cộng chu đáo to đùng khi lựa chọn Saramonic:

Blink 500 B1: Với bộ sản phẩm gồm 1 transmitter, 1 receiver, 1 microphone cài áo.

Blink 500 B2: Với bộ sản phẩm gồm 2 transmitter, 1 receiver, 1 microphone cài áo.

Blink 500 B3: Dành cho các thiết bị IOS với cổng kết nối Lightning, 1 transmitter, 1 receiver, 1 microphone cài áo.

Blink 500 B4: Dành cho các thiết bị IOS với cổng kết nối Lightning, 2 transmitter, 1 receiver, 1 microphone cài áo.

Blink 500 B5: Hỗ trợ cổng kết nối Type C, 1 transmitter, 1 receiver, 1 microphone cài áo.

Blink 500 B6: Hỗ trợ cổng kết nối Type C, 2 transmitter, 1 receiver, 1 microphone cài áo.

Đặc biệt, với sự xuất hiện của các loại mico nâng cấp như Blink 500 Pro B1Blink 500 Pro B2, Blink 500 Pro B3Blink 500 Pro B4Blink 500 Pro B5 giúp Saramonic dường như đã có thể knock-out đối thủ của mình ở hạng mục toàn diện về tính năng và đa dạng trong lựa chọn.

Bảng so sánh thông số kĩ thuật của Microphone Saramonic Blink 500 VS Microphone Rode Wireless Go:

Thông số kĩ thuật

Saramonic Blink 500

Rode Wireless Go

Kiểu truyền tải

2.4 GHz Digital Frequency

2.4 GHz Digital Frequency

Trọng lượng

TX: 26.5g; RX 34g

TX: 31g; RX 31g

Polar Pattern 

Omnidirectional

Omidirectional

Dải tần số

50Hz-18KHz

50Hz-20KHz

Maximum SPL

Build-in microphone: 120 db SPL
Lavalier microphone: 110 db SPL

100 dB SPL

Thời lượng pin

6 hours

7 hours

Phạm vi hoạt động

Hơn 50m

40m

Tương thích hệ điều hành

Android, IOS

mac OS 10.11 trên window 10 trở lên

Độ trễ

< 6ms

6ms

Kích thước

TX: 63x43x16.5 mm
RX: 62x33x15.5 mm

TX: 44x45.3x18.5 mm
44x46.4x18.5 mm

Yêu cầu năng lượng

pin Li-po tích hợp hoặc USB-C DC V

Pin Li-po tích hợp có thể sạc lại qua USB

Đầu vào âm thanh

3.5 mm TRS lavalier microphone hoặc Built-in microphone

3.5 mm TRS lavalier microphone (hệ thống điều khiển)

Đầu ra âm thanh

3.5 mm Jack

3.5 mm TRS 

4. Tiểu kết

Microphone không dây từ khi ra đời dường như luôn ghi điểm tuyệt đối trong lòng người dùng với mức giá cả phải chăng, những tính năng hiện đại, đáng tin cậy cũng sự linh hoạt trong sử dụng. Với nhiều thành phần vật lý, yếu tố kỹ thuật và ứng dụng thực tế hơn micro truyền thống, việc sử dụng hệ thống không dây sẽ trở nên vô cùng đơn giản khi bạn nắm vững được những yêu cầu cơ bản nhất. Saramonic Blink 500 hay Rode Wireless Go? Với những ưu nhược điểm rõ ràng đến bao quát mà Kyma đã chỉ ra, mong bạn đã có thể tìm thấy chiếc microphone “chân ái” của mình.

Ngan Nguyen
Staff Writer
Ngân là một Senior Content Writer tốt nghiệp chuyên ngành Báo chí và có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực truyền thông đa phương tiện. Sự đam mê của cô với ngôn từ và visual art đã thúc đẩy tinh thần sáng tạo, trở thành nguồn cảm hứng để theo đuổi kiến thức về nhiếp ảnh nói riêng lẫn công nghệ nói chung. Hiện tại, ngoài công việc viết lách, Ngân cũng là một người nhiếp ảnh tự do có niềm yêu thích đặc biệt với máy ảnh Fujifilm và các thể loại ảnh chân dung và phong cảnh.

Tin mới cập nhật

  • Tại sao nên dùng máy ghi âm trong quay vlog?
    Cho dù bạn là một Vlogger dày dặn kinh nghiệm hay chỉ mới bắt đầu, dùng máy ghi âm trong quay vlog có thể nâng cao đáng kể chất lượng video của bạn, giúp bạn trở nên khác biệt.
  • Điểm danh 5 thẻ nhớ máy ảnh tốt nhất hiện nay
    Thẻ nhớ máy ảnh đóng vai trò là bộ nhớ cho hệ thống máy ảnh kỹ thuật số của bạn và giúp bạn có thể lưu giữ những kỷ niệm đáng trân trọng, cho dù đó là hình ảnh có độ phân giải cao hay video 4K.
  • Lớp học NHIẾP ẢNH CƠ BẢN của Công ty Canon Marketing Việt Nam
    Lớp học chỉ áp dụng cho khách hàng mua máy ảnh và ống kính Canon được nhập khẩu & phân phối bởi Công ty TNHH Canon Marketing Việt Nam từ ngày 01/01/2024.
  • RODE Wireless ME vs Wireless GO II vs Wireless GO
    Khám phá các hệ thống micro không dây mới nhất của RØDE: Wireless GO II và Wireless ME siêu nhỏ gọn. Tìm hiểu về các tính năng tiên tiến của chúng, bao gồm ghi âm trên bộ và kiểm soát gain thông minh, hoàn hảo cho nhà sản xuất nội dung.
  • Dùng Rode micro ghi âm thanh và video xuất sắc trên iPhone
    Nâng cao nội dung iPhone của bạn với hướng dẫn toàn diện từ RØDE. Từ việc sử dụng RØDE Capture để kiểm soát âm thanh và video chuyên nghiệp đến việc chọn micro ngoài hoàn hảo, cải thiện bản ghi của bạn một cách dễ dàng.
Tắt hỗ trợ Bật hỗ trợ
Chat